Xét nghiệm huyết học và Tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm huyết học và Tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh
Hầu hết chúng ta khi đi kiểm tra đánh giá tình hình sức khỏe sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm huyết học. Đây là một xét nghiệm cơ bản, thực hiện đơn giản, thời gian xét nghiệm trả kết quả nhanh, được biết đến là một trong những xét nghiệm được chỉ định đầu tiên cũng như sử dụng nhiều nhất trong xét nghiệm y khoa. Kết quả của xét nghiệm này được xem là cơ sở cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khoẻ.
Vậy xét nghiệm huyết học là gì? Tầm quan trọng của xét nghiệm huyết học trong việc thăm khám và chữa bệnh như thế nào? Vietmed – Nhà phân phối chính thức của hãng Mindray xin được chia sẻ thông tin qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm huyết học hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu (huyết đồ) là xét nghiệm quan trọng để kiểm tra phân tích các chỉ số của tế bào máu, được thực hiện trên máy xét nghiệm huyết học sử dụng hóa chất huyết học chính hãng, thường được tiến hành trên mẫu máu tĩnh mạch lấy từ cánh tay người bệnh.
Xét nghiệm công thức máu cung cấp thông tin về các chỉ số cần thiết của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Đây là các thông số quan trọng phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý của bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ đưa ra các chẩn đoán liên quan đến các bệnh lý về máu và tủy xương, tình trạng thiếu máu, định hướng nguyên nhân tình trạng nhiễm trùng…. Nhờ đó các bác sĩ có thể đánh giá tổng quan tình trạng sức khoẻ của người được làm xét nghiệm, nhận biết tình trạng bệnh nhằm sớm phát hiện ra mầm bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, xét nghiệm huyết học không đưa ra các chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, mà chỉ là căn cứ, gợi ý, định hướng giúp các bác sĩ đưa ra các chỉ định chuyên sâu hơn. Vì thế người thực hiện xét nghiệm cần có chuyên môn, theo dõi tất cả các chỉ số kết hợp với triệu chứng lâm sàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Chỉ số Hồng cầu:
- RBC – Red blood cell: Số lượng hồng cầu
- HCT – Hematocrit: Thể tích khối hồng cầu
- HGB – Hemoglobin: Lượng huyết sắc tố
- MCH - Mean Corpuscular Hemoglobine: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
- MCHC - Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
- MCV - Mean Corpuscular Volume: Thể tích trung bình hồng cầu
- RDW - Red Distribution Width: Dải phân bố kích thước hồng cầu
Các chỉ số hồng cầu RBC, HGB, HCT thấp hơn bình thường chứng tỏ người bệnh đang gặp phải tình trạng thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu như mất máu, tan máu, thiếu dinh dưỡng hoặc có vấn đề ở tuỷ xương. Nếu các chỉ số trên cao hơn bình thường thể hiện tình trạng máu bị cô, đa hồng cầu, hoặc bệnh tim.
Chỉ số Bạch cầu:
- WBC - White Blood Cell: Số lượng bạch cầu
- NEU - Neutrophil: Bạch cầu đoạn trung tính
- LYM - Lymphocyte: Bạch cầu lympho
- MON - Monocyte: Bạch cầu mono
- BAS - Basophil: Bạch cầu ưa bazơ
- EOS - Eosinophil: Bạch cầu ưa acid
Số lượng bạch cầu thấp, bệnh nhân có thể gặp tình trạng như rối loạn tự miễn dịch phá huỷ tế bào bạch cầu, vấn đề tuỷ xương hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư. Bạch cầu cao có thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm.
Chỉ số Tiểu cầu:
- PLT – Platele: Số lượng tiểu cầu
- MPV - Mean Platelet Volume: Thể tích trung bình tiểu cầu
- PCT – Plateletcrit: Thể tích khối tiểu cầu
- PDW - Platelet Distribution Width: Dải/ độ rộng phân bố kích thước tiểu cầu
- P-LCR - Platelet Larger Cell Ratio: Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn
Tiểu cầu thấp hoặc cao hơn bình thường là dấu hiệu không tốt. Bạn cần làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.
Tầm quan trọng của xét nghiệm huyết học trong việc điều trị bệnh
Xét nghiệm huyết học có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tế bào máu và là cơ sở hỗ trợ bác sĩ tiến hành chẩn đoán các bệnh lý khác.
- Để đánh giá tình hình tổng quát sức khoẻ của bệnh nhân: Với hầu hết người đến khám sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm huyết học như một phần của cuộc kiểm tra y tế thường xuyên để đánh giá tình hình sức khoẻ của bệnh nhân.
- Để chẩn đoán bệnh: Trường hợp bệnh nhân cảm thấy yếu, mệt mỏi, sốt, viêm, ... bác sĩ cần chỉ định làm xét nghiệm huyết học để có căn cứ hỗ trợ việc chẩn đoán các nguyên nhân gây ra triệu chứng và dấu hiệu.
- Để theo dõi tình trạng bệnh lý: Nếu bạn mắc một số bệnh lý liên quan đến tế bào máu, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm huyết học để theo dõi tình hình tiến triển bệnh và điều chỉnh các phác đồ điều trị cho phù hợp.
- Để theo dõi quá trình điều trị: Xét nghiệm công thức máu được dùng để theo dõi tình trạng sức khoẻ trong trường hợp dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.
Vietmed - Đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức Máy xét nghiệm huyết học của hãng Mindray với nhiều loại máy thích hợp với quy mô khác nhau của các cơ sở y tế.
Xem các loại máy xét nghiệm huyết học tại đây
Các kỹ sư Vietmed hướng dẫn lắp đặt máy xét nghiệm huyết học tại cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội
Tin khác
- Vietmed tài trợ Hội nghị Gây mê Hồi sức toàn quốc năm 2017
- Vietmed tổng kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm
- Vietmed tổ chức tập huấn tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Thin-Pas
- Vietmed tổ chức chương trình tập huấn sản phẩm Mindray
- Vietmed khai trương Văn phòng Quảng Ninh
- Vietmed tham gia Tài trợ cho Hội nghị khoa học Gây Mê Hồi Sức toàn quốc năm 2016
- Vietmed độc quyền bộ đặt nội khí GlideScope
- Vietmed tham gia triển lãm Medipharm 2016
- Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần thứ 21
- Vietmed tham gia tổ chức hội thảo siêu âm tim mạch tại bệnh viện Bạch Mai